Số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội giảm sâu nhất trong 8 năm
"Từ nay trở đi, thể thao nữ sẽ chỉ dành cho nữ giới. Với sắc lệnh hành pháp này, cuộc chiến chống lại thể thao nữ đã kết thúc", AFP dẫn lời Tổng thống Trump phát biểu tại buổi lễ ký kết tại Nhà Trắng, với sự tham dự của hàng chục trẻ em và vận động viên nữ.Sắc lệnh trên có tên "Không có đàn ông trong thể thao dành cho phụ nữ", sẽ điều chỉnh cách chính quyền liên bang áp dụng Đạo luật IX - một đạo luật về quyền công dân nhằm ngăn chặn phân biệt giới tính trong hệ thống giáo dục nhận tài trợ liên bang, bao gồm các hoạt động thể thao, theo AP.Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết họ sẽ yêu cầu "hành động thực thi ngay lập tức", sẵn sàng trừng phạt các trường học và hiệp hội thể thao không chấp nhận tổ chức các môn thi riêng biệt theo giới tính, cũng như bố trí phòng thay đồ riêng biệt theo giới tính."Chúng tôi sẽ bảo vệ truyền thống đáng tự hào của các vận động viên nữ. Chúng tôi không cho phép đàn ông tham gia các môn thể thao của phụ nữ để áp đảo, làm bị thương và lừa dối phụ nữ cũng như bé gái", ông Trump nhấn mạnh.Ông Trump cho biết sẽ hối thúc IOC thay đổi quy định về vận động viên chuyển giới trước Thế vận hội Los Angeles 2028. Ông cũng đã chỉ thị Ngoại trưởng Marco Rubio "làm rõ" với IOC rằng "chúng tôi muốn họ thay đổi mọi thứ liên quan đến Thế vận hội cũng như chủ đề hoàn toàn vô lý này".Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá rằng việc thay đổi cách diễn giải Đạo luật IX có thể dẫn đến các tranh cãi pháp lý kéo dài. Theo AP, một số tổ chức và cá nhân đã tuyên bố sẵn sàng khởi kiện chính quyền ông Trump để bảo vệ quyền lợi của các vận động viên chuyển giới, đồng thời đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sắc lệnh này.Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tranh luận về việc vận động viên chuyển giới nữ tham gia thể thao nữ đã diễn ra trong nhiều năm qua. Chính sách mới này cũng là một phần trong loạt thay đổi lớn của chính quyền Tổng thống Trump liên quan các biện pháp bảo vệ quyền của người chuyển giới.Trước đó, trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1, ông Trump tuyên bố chính sách của chính phủ Mỹ sẽ chỉ công nhận hai giới tính, nam và nữ, chấm dứt tùy chọn giới tính thứ ba. Vài ngày sau, ông Trump ký sắc lệnh xóa bỏ "hệ tư tưởng chuyển giới" trong quân đội và cấm người chuyển giới tham gia quân đội. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng ban hành lệnh hạn chế các thủ tục chuyển đổi giới tính đối với người dưới 19 tuổi.Những ách tắc khiến làm nhà ở xã hội 'khó gấp đôi'
Ngoài thưởng thức âm nhạc, cư dân, du khách được du xuân, trải nghiệm khám phá ẩm thực, trò chơi dân gian gắn kết tình thân. Hòa cùng không khí đón chào năm mới, Tết đến xuân về trên mọi miền Tổ quốc, đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" sẽ được nhà sáng lập Ecopark tổ chức tại công viên Hồ Thiên Nga, Eco Central Park (rộng gần 200ha, tại TP Vinh, Nghệ An) vào 17h tối nay - ngày mùng 3 Tết, tức 31.1. Với sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng như giọng ca trữ tình quốc dân Trọng Tấn hay ca nhạc sĩ Duy Mạnh, chủ nhân của những bản hit triệu view, chương trình sẽ mang đến không khí bùng nổ, thu hút hàng nghìn khán giả Nghệ An và các tỉnh lân cận, trở thành đêm nhạc hoành tráng nhất xứ Nghệ dịp Tết này. Đặc biệt, chương trình mở cửa tự do để khán giả thoải mái thưởng thức âm nhạc đỉnh cao giữa không gian xanh mát, khoáng đạt của đại công viên xanh lớn nhất miền Trung.Theo tiết lộ từ đơn vị tổ chức, ca sĩ Duy Mạnh sẽ mang đến nhiều điều đặc biệt dành riêng cho khán giả xứ Nghệ, trong đó có sự kết hợp với con gái - ca sĩ Cầm. Hai cha con giọng ca Kiếp đỏ đen sẽ song ca nhạc phẩm Tình em là đại dương do chính Duy Mạnh sáng tác. Bản hit gắn với tên tuổi Duy Mạnh từ nhiều năm trước nay được làm mới hoàn toàn, mang hơi thở trẻ trung và rộn ràng, phù hợp với không khí Tết. Không chỉ mang đến bản song ca với con gái, Duy Mạnh còn dự định khiến không khí đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" bùng nổ với các nhạc phẩm: Bắt taxi, Hãy dừng lại đi em, Tôi là dân 37 và Thích phông bạt. Cầm, con gái của Duy Mạnh, cũng sẽ có màn solo với các ca khúc: Có đâu ai ngờ, Yêu hay không yêu và Lưới tơ tình. Cầm tên thật Nguyễn Thu Cầm. Cô quyết tâm theo đuổi con đường ca hát với hình tượng trẻ trung cùng ca khúc đầu tay mang tên Có đâu ai ngờ vào tháng 9.2022. Ca khúc được đón nhận trên TikTok, đạt gần 8 triệu lượt nghe trên Spotify và gần 9 triệu lượt xem trên YouTube. Cầm là một trong những nữ nghệ sĩ được trình chiếu hình ảnh tại Quảng trường Thời Đại, Mỹ trong chiến dịch EQUAL của Spotify.Ngoài màu sắc trẻ trung, sôi động do Duy Mạnh và con gái đem lại, đêm nhạc tại Eco Central Park tối mùng 3 Tết sẽ làm say lòng khán giả với những giai điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng do Trọng Tấn, Đinh Thành Lê thể hiện. Trọng Tấn - giọng ca trữ tình quốc dân - dự kiến mang đến không khí rộn ràng, tươi vui với các ca khúc đậm hơi thở mùa xuân như: Mùa xuân đến rồi đó, Mùa xuân gọi và Cung đàn mùa xuân. Trong khi đó, Đinh Thành Lê - một trong những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc dân gian - sẽ trình diễn các ca khúc đậm chất miền Trung như Chơi vơi và Điệu ví dặm là em bên cạnh ca khúc trữ tình Mùa xuân đầu tiên. Đêm nhạc còn có sự góp mặt của ca sĩ Thanh Quý, Thanh Tài, A Páo.Để thổi làn gió trẻ trung, sôi động, ca sĩ Đông Chull sẽ thể hiện bản remix của các ca khúc đình đám như: Tái sinh, Một vòng Việt Nam, Tràn bộ nhớ, Mất kết nối và Thủy triều. Không chỉ quy tụ nghệ sĩ tên tuổi, đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" còn được đầu tư hoành tráng với sân khấu thiết kế dựa trên cảm hứng từ thiên nhiên và tinh thần Tết Việt, hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Âm thanh, ánh sáng đỉnh cao, ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay cũng sẽ góp phần mang lại trải nghiệm nghệ thuật đặc sắc, biến không gian công viên Hồ Thiên Nga, Eco Central Park thành một đại nhạc hội khó quên. Ngoài đêm nhạc, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025, phục vụ người dân du xuân sẽ diễn ra tại Eco Central Park - điểm hẹn văn hóa và giải trí mới của thành Vinh, trong đó có lễ hội văn hóa 2025 diễn ra từ 31.1 - 3.2 (tức mùng 3- mùng 6 âm lịch) tại phố đi bộ Hùng Vương với 20 gian hàng, hơn 10 workshop dân gian và trò chơi sẽ mang không khí Tết xưa đến với tất cả mọi người. Đặc biệt, hệ thống nhà hàng ẩm thực tại Eco Central Park sẽ mang tới cho cư dân, khách tham quan những món ăn dân dã nhưng là đặc sản của nhiều vùng miền trên cả nước.Dịp này, nhà sáng lập Ecopark trang hoàng khu đô thị bằng nhiều cây cảnh và hoa tươi rực rỡ khiến mỗi m² đều cho ra điểm check-in với những bức ảnh đẹp, ghi dấu kỷ niệm của cư dân, du khách bên những người thân yêu trong những ngày đầu năm mới."Kiến tạo khu đô thị Eco Central Park, chúng tôi không chỉ mang đến những căn nhà tiện nghi hiện đại cho mỗi gia đình mà còn mang đến đời sống tinh thần đầy màu sắc cho cư dân, du khách. Tại không gian sống của cư dân sẽ là nơi giao thoa cảm xúc và khởi đầu của những hành trình mới, mang tinh thần tự hào của mỗi người dân xứ Nghệ", đại diện nhà sáng lập Ecopark - đơn vị tổ chức chương trình - cho biết. Eco Central Park được kiến tạo bởi nhà sáng lập Ecopark. Trong đó chủ đầu tư dành 50 ha cho cây xanh, nước mặt, công viên Hồ Thiên Nga rộng 10 ha và trục cảnh quan dài 5 km tại trung tâm. Mật độ 100 cây xanh trên một người, phù hợp xu hướng phát triển của thế giới lẫn đặc trưng khí hậu Vinh, Nghệ An.Gần 2 năm khai trương công viên Hồ Thiên Nga, phố đi bộ Hùng Vương, Clubhouse, đại đô thị Eco Central Park trở thành trở thành điểm đến mới, thu hút hàng chục nghìn cư dân cũng như du khách với hơn 80 sự kiện quy mô lớn, được tổ chức liên tục, mới nhất là Lễ hội Tết 2025 với 2.500 chiếc bánh chưng được gói tặng cư dân, du khách; hay lễ hội đếm ngược chào đón năm mới với màn pháo hoa mãn nhãn bên dòng Lam huyền thoại…
Chuộng họa tiết rồng, phượng, giới trẻ tìm sự kết nối với truyền thống
1 tháng qua, lớp chạy bộ miễn phí của VĐV Nguyễn Văn Long (40 tuổi) dành cho các học viên nhí diễn ra tại khu đô thị Vạn Phúc (TP.Thủ Đức). Buổi học diễn ra trên vỉa hè rộng, bắt đầu từ 6-7 giờ sáng chủ nhật hàng tuần. Tuy lớp học dành cho trẻ em nhưng thu hút cả phụ huynh và nhiều người quan tâm đến môn chạy bộ tham gia. Anh Long sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ kiến thức chạy bộ của mình trong 20 năm tích lũy được cho mọi người. "Tôi ấp ủ mở lớp học miễn phí này từ lâu nhưng đến năm nay mới có điều kiện thực hiện. Trẻ em hiện nay ít có sân chơi ngoài trời, thích coi điện thoại, ti vi. Có con nhỏ nên tôi đồng cảm với các phụ huynh. Lớp học này giúp các bé có sân chơi, tạo thói quen tập luyện thể dục sớm, đồng thời gắn kết ba mẹ với các con", anh Long nói.
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Gửi người thương: Bóng nghiêng của ba đã dạy con đời thẳng ngay
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.